Chắc hẳn mọi người không còn cảm thấy xa lạ khi nhắc tới chất xơ, đây là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, đặc biệt là cơ thể trẻ nhỏ. Khi tìm hiểu chất xơ là gì, chúng ta đều biết được đặc điểm đặc trưng của chúng, đó là thành phần mà cơ thể không tiêu hóa được.
1. Chất xơ là gì?
Chất xơ được biết đến như một thành phần thô hay một phần của thực vật mà cơ thể chúng ta không thể tiêu hóa và hấp thụ được. Bởi vì không được tiêu hóa nên nó giữ nguyên trạng khi đi qua dạ dày, ruột non và đại tràng, sau đó được thải ra khỏi cơ thể.
Cấu tạo chính của chất xơ đó là các phân tử cacbohydrat, cụ thể là monosaccarit hoặc là polisaccarit. Theo nghiên cứu của nhà khoa học, nhờ sự có mặt của chất xơ trong cơ thể, hoạt động tiêu hóa diễn ra ổn định hơn, sức khỏe tim mạch được cải thiện đáng kể. Đó là lý do vì sao mọi người nên tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng này trong bữa ăn hàng ngày.
Bạn dễ dàng tìm thấy nguồn chất xơ cho bé trong hoa quả, rau, đậu. Chất xơ còn được biết đến với công dụng phòng ngừa táo bón. Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa chất xơ rất quan trọng với sức khỏe, ví dụ như việc duy trì cân nặng, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các hội chứng tim mạch.
Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả và rất tốt cho hệ tiêu hóa của con người
2. Phân loại các chất xơ
Vậy chất xơ gồm những loại phổ biến nào và chúng mang những đặc điểm ra sao?
Nhìn chung, người ta phân loại chất dinh dưỡng này thành chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai loại kể trên đều giữ vai trò quan trọng đối với cơ thể và đem lại lợi ích cho sức khỏe, hệ miễn dịch của trẻ.
Đối với chất xơ hòa tan, khi ở trong đường ruột chúng có thể tồn tại dưới dạng gel. Đặc biệt, trẻ có thể tiêu hóa dễ dàng hơn nhờ bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho bé từ các loại rau củ, trái cây hoặc một số loại đậu.
Trong quá trình nghiên cứu chất xơ là gì, bạn đừng bỏ qua việc tìm hiểu về chất xơ không hòa tan nhé. Đây là một dạng không có khả năng hòa tan với chất lỏng khi đi vào đường ruột. Nhìn chung, chất xơ không hòa tan có hàm lượng tương đối cao trong một số thực phẩm, ví dụ như gạo lứt, lúa mạch nguyên vỏ,…
Chất xơ gồm có hai loại là hòa tan và không hòa tan
3. Lợi ích chất xơ mang lại cho trẻ
Một vấn đề được nhiều người quan tâm đó là vai trò của chất xơ đối với cơ thể của bé là gì? Không thể phủ nhận rằng nhờ chất dinh dưỡng này, sức khỏe và hệ miễn dịch được cải thiện rõ rệt, chúng giúp bé ngăn ngừa một số căn bệnh tương đối nghiêm trọng.
3.1. Hạn chế tình trạng táo bón và bảo vệ sức khỏe đường ruột
Khi tìm hiểu chất xơ là gì, các bé nếu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể sẽ hạn chế nguy cơ bị táo bón. Cụ thể, chất xơ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các loại lợi khuẩn sinh sống trong đường ruột. Nhờ vậy, quá trình tiêu hóa tại ruột diễn ra hiệu quả hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, khi ở trong ruột, chất dinh dưỡng này có khả năng hút nước rất tốt. Đó là lý do vì sao chất thải được tống ra ngoài thường xuyên, giảm nguy cơ bị táo bón ở trẻ.
Khi các bé sử dụng thực phẩm nhiều chất xơ, con sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh trĩ và túi thừa phát triển trong đại tràng. Một số chất xơ được lên men trong đại tràng, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh ở ruột già.
Chất xơ có tầm quan trọng rất lớn với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa
3.2. Giảm lượng cholesterol
Việc giảm lượng lipoprotein xuống một mức thấp có nghĩa là giảm được lượng cholesterol “xấu”, vì vậy nó sẽ giúp hạ thấp nồng độ cholesterol toàn phần trong máu. Chất xơ hòa tan cũng có những lợi ích khác cho cơ tim. Nó hạn chế bệnh cao huyết áp và giảm viêm.
3.3. Giảm lượng đường trong máu
Những người mắc bệnh tiểu đường cần sử dụng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Điều đó sẽ làm chậm quá trình hấp thụ của đường. Nếu bé có chế độ ăn uống lành mạnh, chứa chất xơ không hòa tan, con hoàn toàn tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ngoài ra, chất dinh dưỡng này cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư, kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt hơn. Các ba mẹ đừng bỏ qua các món ăn giàu chất xơ trong bữa ăn cho bé để tăng cường hệ miễn dịch và giúp cho hoạt động bên trong cơ thể trẻ diễn ra ổn định nhé.
4. Lưu ý
Khi ăn chất xơ cần được nhai kỹ nên nó kích thích nước miếng tiết ra nhiều; tới dạ dày và ruột làm trì hoãn sự tiêu hoá thực phẩm và sự hấp thụ chất bổ dưỡng nên tạo cảm giác no; ở ruột già chất xơ là một môi trường tốt cho các vi sinh vật dễ lên men, hút nhiều nước khiến phân mềm, to và được thải ra ngoài mau hơn.
Theo FAO, cần có 14 g chất xơ cho mỗi 1.000 Kcal khẩu phần. Người ta cho rằng có thể đảm bảo được nhu cầu chất xơ đối với mọi lứa tuổi từ 24 tháng trở lên bằng cách mỗi ngày ăn 2 lần các loại quả, 3 lần hoặc hơn các loại rau. Số lượng mỗi lần ăn cần phù hợp với lứa tuổi. Với người Việt Nam, nhu cầu chất xơ khuyến nghị tối thiểu là 18 đến 20gam/ ngày (khoảng 300 gam rau /người/ngày và 100 gam quả chín). Nếu ăn quá nhu cầu chất xơ sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu một số chất vi khoáng, nhưng hoàn toàn không gây nguy hiểm. Các bố các mẹ đều hiểu được vai trò của chất xơ đối với cơ thể con người nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để con ăn rau đối với trẻ từ 24 tháng và làm thế nào để có thể bổ sung lượng chất xơ cần thiết cho những trẻ nhỏ tuổi hơn.
Hiểu được nỗi trăn trở của các bố, mẹ, NORIKID PLUS đem đến giải pháp tăng cường chất xơ cho bé dưới dạng siro uống với hương vị thơm ngo, ngọt dịu. Ngoài ra, NORIKID PLUS còn có thành phần Cao men bia, kẽm và lysine kích thích vị giác của trẻ. Với Norikid Plus, mẹ không những không còn nỗi lo con táo bón vì không ăn rau mà còn an tâm hơn vì con ăn ngoan, tăng cân đều.