Bé biếng ăn vì những nguyên nhân nào?
Bé biếng ăn là một vấn đề rất nan giải với nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và phải làm sao để khắc phục, giúp cho trẻ không còn biếng ăn nữa.
Bé ăn hay ngậm, bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ, con quấy khóc khi đến giờ ăn hay mỗi khi đến bữa, ba mẹ đều phải làm rất nhiều thứ con mới chịu ăn… Đây là những biểu hiện cho thấy bé biếng ăn và mẹ cần khắc phục.
Biếng ăn ở trẻ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, bị chậm phát triển, dễ mắc các bệnh mãn tính, tư duy trí tuệ bị kém so với bạn bè cùng tuổi… Vậy tại sao trẻ lại biếng ăn? Bài viết dưới đây, Norikidplus sẽ đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu trẻ hay gặp phải nhé.
Trẻ biếng ăn là vấn đề nan giải với nhiều bậc phụ huynh
1.Bé biếng ăn vì những nguyên nhân nào?
Theo ThS. BS. Lê Thị Kim Dung (Khoa Nhi Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus), biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 – 6. Tuy nhiên thực tế sau 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ giảm dần, dẫn đến lượng thức ăn cần nạp vào cơ thể của bé cũng giảm theo. Đây được gọi là biếng ăn sinh lý và lúc này trẻ vẫn hoàn toàn bình thường.
Biếng ăn ở trẻ còn là tình trạng trẻ nhỏ giảm hoặc mất cảm giác thèm ăn nên không thu nạp đủ lượng thức ăn theo nhu cầu cơ thể. Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về tầm vóc của trẻ.
Biếng ăn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn.
2.Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Có những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ như:
1.Khẩu phần ăn thiếu cân đối, ăn dặm quá sớm
Nhiều cha mẹ cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn thiếu cân đối như chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm hoặc ăn không đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm protein, chất béo, tinh bột và khoáng chất. Việc này khiến trẻ bị thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,…
2.Yếu tố tâm lý, trẻ bị ép ăn theo một chế độ cứng nhắc, tạo nên tâm lí sợ ăn.
Vì sợ con bị đói hay sợ con bị suy dinh dưỡng mà mẹ thường ép con ăn mà không để ý đến thái độ và nhu cầu của bé. Mỗi một bữa ăn diễn ra như một trận chiến và bé thường chọn cách gào khóc để đối phó với việc ép ăn của mẹ.
Cha mẹ ép trẻ ăn bằng cách đánh mắng, la hét, buộc trẻ ăn hết định mức. Đôi khi lượng thức ăn cha mẹ yêu cầu là quá mức so với sức ăn của trẻ và hậu quả là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn ói hoặc chống đối. Về lâu dài trẻ sẽ sợ ăn và dẫn tới chứng biếng ăn.
Cha mẹ quát mắng hay ép con ăn, không để ý tới mong muốn và nhu cầu của bé là một nguyên nhân khác dẫn tới việc trẻ chán ăn
Thêm nữa, trẻ có thể đột ngột biếng ăn nếu thay đổi môi trường, giờ ăn, nơi ăn, người cho ăn. Nhất là những trẻ phải xa bố mẹ, ông bà,… sẽ bị thay đổi tâm trạng, hờn dỗi và không muốn ăn. Do đó, ba mẹ có thể cho bé ăn cùng gia đình hoặc ăn cùng bạn để tạo không khí vui vẻ. Một tâm trạng tốt sẽ kích thích cơ thể tiết các men tiêu hóa giúp bé ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt.
3.Thói quen cho trẻ ăn của ba mẹ
Nhiều bé rất khó tính trong chuyện ăn uống, cha mẹ nghĩ ăn các loại thức ăn như: thịt, trứng, sữa… mới thật sự tốt cho con nên bố mẹ thường lặp lại thường xuyên các món đó. Chính vì thế, mà mẹ đã vô tình tạo ra thực đơn khiến bé nhàm chán. Điều này cũng là nguyên nhân khiến bé biếng ăn.
Phụ huynh cho trẻ ăn không có giờ giấc cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn. Việc này khiến bé không bao giờ cảm thấy đói nên trẻ sẽ ăn ít hoặc không ăn trong các bữa chính.
Cho trẻ xem ti vi, chơi điện tử,… trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.
Thực đơn nhàm chán hay thiếu cân đối cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ biếng ăn
4.Trẻ thay đổi sinh lý, mắc bệnh hay nhiễm ký sinh trùng
- Những thay đổi sinh lý của trẻ giữa các giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,… đều là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, sâu răng,… sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên thường bỏ ăn.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng (giun, sán) hoặc viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi),… thường ăn ít hoặc bỏ ăn vì không có cảm giác đói, muốn ăn.
- Trẻ bị rối loạn chức năng tiêu hóa như loạn khuẩn đường ruột hoặc thiếu men tiêu hóa nên đầy bụng, khó tiêu, hấp thu thức ăn kém nên không có cảm giác muốn ăn, dẫn tới biếng ăn, chậm lớn.
- Cơ thể trẻ bị thiêu một số các loại vitamin. Một số các yếu tố vi lượng như kẽm và sắt tham gia vào quá trình trao đổi chất giúp kích thích bé ăn ngon miệng, hấp thu tốt. Vì thế thiếu những vitamin này trẻ sẽ biếng ăn và ăn không ngon miệng.
5. Vậy làm thế nào để trẻ hết biếng ăn?
Vậy làm thế nào để bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ biếng ăn là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Bổ sung sữa tốt hay các sản phẩm hỗ trợ cho trẻ biếng ăn là lựa chọn thông minh của các bà mẹ thông thái.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bé ăn ngon, nhưng sản phẩm được nhiều mẹ lựa chọn nhất là men vi sinh Norikid Plus. Norikid Plus không chỉ chưa thành phần Cao men bia và kẽm kích thích sự thèm ăn của trẻ mà còn có thành phần chất xơ (inulin) giúp bé đi tiêu dễ dàng. Thêm vào đó, Norikid Plus còn có thành phần yến sào, Aquamin F ( 32% canxi) quý hiếm giàu các axit amin kết hợp với Vitamin A, D3 và K2 giúp bé phát triển toàn diện cả thể chất, cân nặng và trí tuệ.
Liên hệ ngay với NoriKid Plus để được tư vấn về sản phẩm tốt hơn!