Nỗi ám ảnh mang tên suy dinh dưỡng của trẻ

0
(0)

Trẻ bị suy dinh dưỡng: Nguyên nhân và cách điều trị 

Bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện cả về thể chất và trí não là niềm hạnh phúc của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn phải đối mặt với nỗi ám ảnh: “Hành trình nuôi con suy dinh dưỡng, thấp còi”.

1.Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gì? 

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm thiếu hụt năng lượng, protein, lipid và vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi. Theo Báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới năm 2019 của UNICEF, cứ 3 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam từ 19,6% đến dưới 20% và hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thấp còi và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Những “con số chủ đề” này đã đưa ra cảnh báo rằng số trẻ em phải gánh chịu hậu quả của chế độ ăn uống không khoa học, không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng là rất đáng báo động.

Suy dinh dưỡng là vấn đề đau đầu của các ba mẹ

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy nhiên, nguyên nhân thường nằm ở chế độ ăn của trẻ, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc do chế độ dinh dưỡng không tốt của mẹ khi mang thai.

2.1. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ của mẹ khi mang thai 

Chế độ ăn của bà mẹ tương lai không đảm bảo đủ và cân đối các nhóm chất như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết. Đó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng.

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia kiêm Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome (Khu vực phía Bắc) cho biết một điều thú vị đó là thói quen ăn uống khi lớn lên của trẻ bị ảnh hưởng bởi 80% sở thích và thói quen ăn uống của người mẹ khi mang thai.

Khẩu phần ăn thiếu cân đối, không đa dạng là một nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

2.2.Trẻ thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn bú mẹ và ăn dặm bổ sung 

Suy dinh dưỡng thường gặp ở trẻ sinh non hoặc thiếu tháng. Việc cho trẻ bú mẹ trong những giờ đầu tiên sau sinh và những ngày đầu đời cũng có tác động đáng kể đến sự phát triển của trẻ. Theo số liệu năm 2018 của Việt Nam, chỉ có 17% ​​trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Như vậy, có tới 83% trẻ không được cung cấp nguồn thức ăn tối ưu cho trẻ sơ sinh.

Chế độ ăn của người mẹ không đầy đủ đồng nghĩa với việc số lượng và chất lượng sữa mẹ không được đảm bảo cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Chất lượng sữa của mẹ cần đảm bảo thông qua các khẩu phần ăn đầy đủ cho các bà mẹ

Vì nhiều nguyên nhân như trường hợp thiếu sữa, không đủ sữa mẹ… nên mẹ bổ sung hoặc dùng sữa cho trẻ suy dinh dưỡng thay vì sữa mẹ dẫn tới việc trẻ không nhận đủ kháng thể từ sữa mẹ. Nhiều trẻ bị cho ăn sai cách trong thời kỳ ăn dặm. Thức ăn dặm được đưa vào quá sớm khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt (trước 6 tháng tuổi), không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi, kiêng ăn khi trẻ ốm (chỉ cho ăn cháo mặn, cháo đường trong thời gian dài)…

Ngoài ra, trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và đúng thời điểm, nhất là những trường hợp bắt buộc phải tiêm chủng, hệ miễn dịch của trẻ cũng bị suy yếu trước các tác nhân gây bệnh. Từ đó trẻ rất dễ ốm vặt, biếng ăn, kém hấp thu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng.

2.3.Sai lầm trong cách nuôi con 

Nguyên nhân chính khiến trẻ em thường xuyên mắc các “vấn đề” suy dinh dưỡng là do quá trình nuôi dưỡng của ba mẹ có nhiều sai lầm. Chế độ ăn không cân đối đủ 4 nhóm cơ bản là chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất theo thời gian sẽ làm mất cân đối dinh dưỡng của trẻ. 

Cho trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn quá no đều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Theo Điều tra Dinh dưỡng Quốc gia năm 2015, 18% trẻ em không nhận được chế độ ăn đa dạng và 36% không đủ số bữa ăn theo yêu cầu. 

Trong những năm đầu đời, trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm đường hô hấp và tiêu chảy nếu không được tiêm phòng đầy đủ. Khi bị bệnh, trẻ biếng ăn hoặc phải dùng kháng sinh liều lượng lớn, hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

3. “Chống” suy dinh dưỡng, thấp còi: mẹ cần tuân thủ 3 bước sau: 

Bước 1: Tìm ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em qua các nguồn, bài báo đáng tin cậy. 

Ví dụ, các mẹ có thể tham khảo thông tin từ hội thảo chuyên đề “Giúp trẻ thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, tăng cân nhanh chóng sau ba tháng”, Do Hội Nhi khoa tổ chức. Tại hội thảo, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng và Tiết chế Lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chia sẻ những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ:

  • Thiếu vi chất dinh dưỡng.
  • Khẩu phần ăn của trẻ hiện chỉ đáp ứng 60,3% nhu cầu canxi khuyến nghị và 10,6% vitamin D.
  • Do biếng ăn, 58% trẻ biếng ăn do cha mẹ thiếu kiến ​​thức nuôi con.

Có thể thấy, cả 3 nguyên nhân này đều liên quan đến chế độ dinh dưỡng của trẻ.

Bước 2: Quan sát tình trạng của trẻ, để mẹ hiểu rõ về trẻ, từ đó áp dụng cách giải quyết phù hợp nhất 

Bước 3: Từ những thông tin tìm hiểu, cha mẹ hãy bắt đầu đưa ra những giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho con mình. 

Một trong những giải pháp dinh dưỡng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là bổ sung sữa đặc trị cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.

Tuy nhiên, giữa vô số sản phẩm trên thị trường, cha mẹ nên đọc kỹ thông tin và chỉ chọn sản phẩm có công thức phù hợp với thể trạng của trẻ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo chất lượng.

Sản phẩm Norikid Plus là cánh tay đắc lực giúp các bà mẹ giải quyết nỗi đau đầu về vấn đề suy dinh dưỡng ở con nhỏ

Một gợi ý đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên là NORIKID PLUS. Sản phẩm hoàn toàn phù hợp với trẻ em Việt Nam nhờ các nghiên cứu cụ thể, chi tiết từ tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của 50.000 trẻ trên 63 tỉnh thành trên toàn quốc, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế CODEX, FAO / WHO, DRI (Hoa Kỳ). Với những ưu điểm vượt trội của mình, NORIKID PLUS đã được Bộ y tế cấp phép và được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế khuyên dùng.

Norikid Plus với thành phần sạch, hoàn toàn từ tự nhiên chứa tảo biển Aquamin F Nhật Bản chiết tách dưới dạng bào chế siro, đảm bảo hấp thu 100% tại hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra loại tảo này chứa 30% hàm lượng canxi hữu cơ, hấp thụ tốt hơn so với canxi vô cơ, không gây táo bón và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, với yến sào giàu lợi khuẩn, Norikid Plus giúp hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, đồng thời còn cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Thành phần Vitamin A, D3 và K2 còn có chức năng khắc phục tình trạng chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, giúp trẻ tăng sức đề kháng, cải thiện chiều cao và cân nặng.

Chính bởi được tạo từ những thành phần dinh dưỡng có nhiều nghiên cứu, khẳng định tác dụng với các trường hợp trẻ còi xương, suy dinh dưỡng nên Norikid Plus là công thức độc đáo tác động 3 trong 1: giúp bổ sung acid amin và vitamin cho cơ thể, tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngon và nâng cao sức đề kháng.

Đặc biệt, Norikid Plus đã được đánh giá cao từ các bác sĩ tại viện dinh dưỡng. Chính nhờ ưu điểm nổi bật này mà dù trong bối cảnh thị trường có hàng trăm sản phẩm được quảng cáo với công dụng bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tăng cường đề kháng và giúp trẻ ăn ngon như hiện nay thì Norikid Plus vẫn luôn là sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

 

 

Bạn có thấy bài viết này hữu ích?

Nhấp vào số ngôi sao để đánh giá!!

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

Cảm ơn bạn đã đánh giá bài viết này!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *