Trẻ bị trằn trọc khó ngủ, mách mẹ các mẹo giúp bé ngủ ngon và sâu giấc
1.Nhu cầu ngủ của trẻ thay đổi ra sao?
Ở người lớn, cứ một giờ hoạt động phải bù bằng nửa giờ ngủ, ở trẻ em nhu cầu ngủ rất cao, cứ một giờ hoạt động phải bù lại bằng hai giờ ngủ, tức là gấp bốn lần người lớn. Tuổi càng nhỏ nhu cầu càng cao. Trẻ sơ sinh ngủ 20 – 22 tiếng mỗi ngày.
Khi lớn lên nhu cầu ngủ giảm dần đến một tuổi chỉ còn 16 tiếng, hai tuổi còn 14 tiếng, ba tuổi còn 13 tiếng. Khi 16 tuổi chỉ còn tám tiếng giống như người lớn. Thời gian ngủ chủ yếu vào ban đêm, riêng trẻ em thời gian ngủ vào ban ngày cũng rất quan trọng.
Sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào não chỉ diễn ra trong những năm tháng đầu đời, nhất là khi trẻ đang ngủ. Do đó, những giấc ngủ ngon có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng ngủ ngon lành tới sáng. Tình trạng trẻ khó ngủ, tỉnh giấc hay quấy khóc vào ban đêm gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ sau này.
Thời gian của của trẻ lớn hơn nhiều so với một người trưởng thành, đặc biệt là trẻ sơ sinh
2.Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, cần lưu ý đến các trường hợp rối loạn giấc ngủ có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thường đi kèm với tình trạng chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến:
- Trẻ khó ngủ, khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm
- Đứa trẻ thức giấc giữa đêm với cơn ác mộng
- Hội chứng chân không yên là một chứng rối loạn vận động khiến chân không ngừng di chuyển kèm theo cảm giác khó chịu ở chân.
- Tình trạng “bóng đè” khi ngủ thường xảy ra sớm trong đêm. Trẻ bị “bóng đè” khi ngủ quấy khóc và tỏ ra đau đớn mặc dù trẻ còn thức và không thể cử động. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng này có thể được giải thích một cách khoa học. Đó có thể là do con bạn ngủ không đủ giấc, ngủ không đều, căng thẳng khi ngủ hoặc đang ngủ trong một môi trường mới.
- Mộng du là khi trẻ khóc hoặc cười khi ngủ. Tương tự như chứng “bóng đè” khi ngủ, em bé thức dậy vào ngày hôm sau mà không biết gì. Gần 40% trẻ em từ 3-7 tuổi bị mộng du
- Ngáy là hiện tượng xảy ra khi bị tắc nghẽn một phần đường thở khiến cổ họng rung lên, phát ra tiếng ồn.
- Chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra khi trẻ ngáy to, gây tắc nghẽn đường thở và khó thở. Điều này có thể đánh thức em bé của bạn nhiều lần
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc mà các mẹ cần lưu ý
3.Bật mí các mẹo giúp bé ngủ ngon và sâu hơn
Để giúp trẻ có một giấc ngủ tốt chúng ta cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
- Nên tập cho trẻ có một thói quen ngủ sớm và đi ngủ đúng vào một giờ giấc đã được quy định để tạo cho trẻ có một phản xạ nghỉ ngơi giúp trẻ ngủ dễ dàng trong bất kỳ điều kiện nào.
- Giảm xuống tối thiểu các kích thích của ngoại cảnh cũng như nội tại lên hệ thần kinh của trẻ trong lúc ngủ, điều quan trọng nhất là phải tránh tiếng ồn và ánh sáng vì chúng sẽ làm cho trẻ ngủ không sâu giấc và dễ bị đánh thức. Ngoài ra cần lưu ý các kích thích khác như để trẻ đói hoặc ăn quá no, không vệ sinh thân thể, quần áo quá chật, nằm sai tư thế, nơi ngủ bẩn chật và không thông thoáng đều gây tác hại xấu trên giấc ngủ trẻ.
- Cần hết sức tránh các chấn thương về tâm lý như làm cho trẻ bị ức chế tâm lý trước khi ngủ như doạ nạt, quát mắng, kể những chuyện gây sợ hãi như xem phim ảnh kinh dị. Trẻ có đái ỉa trong khi ngủ ta cũng nhẹ nhàng làm vệ sinh và cho trẻ ngủ lại, không la mắng trẻ.
- Cho trẻ vui chơi, vận động cơ thể đầy đủ cũng góp phần giúp trẻ ngủ ngon giấc và sâu hơn. Khi trẻ khó ngủ ta có thể dùng lời nói êm dịu để gây ám thị trẻ như: “Con nhắm mắt lại ngủ ngoan đi mẹ thương hoặc nhắm mắt lại ngủ giỏi đi con…” cũng sẽ giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ.
- Mỗi trẻ có một nhu cầu về thời gian ngủ độ dài và độ sâu khác nhau, chúng ta cần nên tạo mọi điều kiện cho trẻ ngủ đầy đủ và thoả mãn theo nhu cầu riêng, không nên gọi trẻ thức sớm. Thông thường, khi ngủ đủ giấc trẻ sẽ tự động thức dậy không cần phải gọi.
Trong trường hợp trẻ có rối loạn giấc ngủ như mất ngủ liên tiếp vài đêm cần đưa trẻ đi khám bệnh, không nên dùng thuốc ngủ khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.
Ba mẹ cần tạo sự thoải mái giúp bé dễ đi vào giấc ngủ
4.Giải pháp tới từ nhà Norikid Plus
Các biểu hiện rối loạn giấc ngủ thường gặp ở các trẻ này là ngủ ít, trằn trọc, lăn lộn khó ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, mơ, mớ, ác mộng, mộng du, khiếp sợ trong khi ngủ. Các rối loạn này có thể có liên quan đến tình trạng thiếu kẽm kèm theo thiếu đa chất do giảm ăn như ma-giê, canxi, axít amin, vitamin nhóm B và có thể nhanh chóng được chữa khỏi khi được bổ sung kẽm và các chất dinh dưỡng thiếu hụt kể trên.
Ngoài khẩu phần ăn hàng ngày, phụ huynh nên chú ý bổ sung thêm cho trẻ khi trẻ thiếu các chất trên để giúp trẻ ăn ngon và ngủ ngon hơn.
Siro Norikid Plus bổ sung Kẽm và các vitamin giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon và sâu giấc hơn
Norikid Plus với thành phần sạch, hoàn toàn từ tự nhiên chứa tảo biển Aquamin F Nhật Bản chiết tách dưới dạng bào chế siro, đảm bảo hấp thu 100% tại hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra loại tảo này chứa 30% hàm lượng canxi hữu cơ, hấp thụ tốt hơn so với canxi vô cơ, không gây táo bón và bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, với yến sào giàu lợi khuẩn, Norikid Plus giúp hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa, đồng thời còn cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Thành phần Vitamin A, D3 và K2 còn có chức năng khắc phục tình trạng chậm lớn, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, giúp trẻ tăng sức đề kháng, cải thiện chiều cao và cân nặng, giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.