Táo bón là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ em, báo hiệu hệ tiêu hóa trẻ không khỏe mạnh, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thiếu nước. Táo bón ở trẻ em lâu ngày sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, gây khó khăn cho việc điều trị. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị táo bón, nguyên nhân là gì và những nguy hại tới trẻ?
1.Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu không thường xuyên (ít hơn 3 lần/tuần) hoặc đi tiêu khó khăn, đau đớn, khó chịu gây căng thẳng cho chính bản thân trẻ và gia đình. Một số trường hợp táo bón ở trẻ không phải do bệnh tật hoặc nguyên nhân nào khác được gọi là táo bón vô căn. Do đó, bố mẹ cần sớm nhận biết táo bón ở trẻ để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài (mãn tính).
Theo tiêu chuẩn của NICE (National Institute for Health and Care Excellence) năm 2010, táo bón sẽ được xác định nếu có ít nhất 2 trong số các tiêu chí sau:
- Có <3 lần/tuần đi tiêu hoặc số lần đi tiêu không thường xuyên so với bình thường;
- Phân to, cứng hoặc phân rất to, có thể làm nghẹt toilet;
- Trẻ khó chịu và căng thẳng mỗi khi đi tiêu;
- Phân cứng cộng với gắng sức rặn làm chảy máu hậu môn;
- Từng bị táo bón trước đây;
- Tiền sử hoặc đang bị nứt hậu môn, đau và chảy máu do phân cứng.
Táo bón là tình trạng trẻ đi tiêu không thường xuyên mà ba mẹ cần lưu ý
2. Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ trong đó được chia thành 2 nguyên nhân chính sau: nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng,
Nguyên nhân thực thể bao gồm các vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột…
- Bệnh cường giáp: Trẻ mắc bệnh cường giáp sẽ gặp tình trạng giảm hoạt động ở cơ ruột và một số triệu chứng khác.
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: Hầu hết trẻ mắc chứng bệnh này sẽ nhẹ cân hơn trẻ bình thường, thường có triệu chứng ói mửa, đi tiêu phân có kích thước nhỏ. Khuyến cáo trẻ mắc bệnh này cần được phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nguy hiểm như phình đại tràng nhiễm độc, thủng ruột, sốc nhiễm trùng…
- Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Trẻ em mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể gặp tình trạng táo bón.
- Các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh như bệnh bại não, chứng chậm phát triển tâm thần, các bệnh lý cột sống… cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.
Nguyên nhân chức năng bao gồm:
- Thường gặp nhất là tình trạng trẻ nhịn không chịu đi ngoài, nhịn càng lâu thì phân trong ruột càng to, việc đi ngoài gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân của chứng táo bón mãn tính.
- Trẻ sơ sinh bị táo bón nếu ăn phải thức ăn đặc, nhất là những lần ăn thức ăn đặc đầu tiên. Hoặc chứng táo bón có thể gặp phải khi bé cai sữa mẹ do bé mất nguồn cung cấp nước.
- Thành phần protein trong các loại sữa công thức cũng là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ dùng quá nhiều sữa công thức, phân sẽ cứng và có màu xanh.
- Trẻ bị thiếu nước hoặc mất nước cũng sẽ bị táo bón bởi cơ thể thiếu nước sẽ hấp thụ chất lỏng ở bất cứ đâu trong cơ thể, vô tình khiến phân cứng hơn.
- Chế độ ăn thiếu hụt chất xơ từ các loại rau củ quả cũng là một trong nguyên nhân gây táo bón.
Có 2 loại nguyên nhân dẫn tới táo bón ở trẻ là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng
3. Dấu hiệu của trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón thường kèm theo biếng ăn vì không cảm thấy đói, phân tồn trữ lâu trong thực tràng có thể gây chướng bụng, cản trở quá trình lưu thông máu hoặc tắc nghẹt ruột do phân, lâu dần trẻ sẽ tiêu hóa hấp thu kém dẫn đến chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng,ung thư thúc tràng và bệnh trĩ.
Trong các trường hợp trẻ táo bón nặng thường có những biểu hiện đau ngứa thậm chí là máu tươi trong phân, nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ xát với hậu môn tạo thành các vết nứt trên da xung quanh hậu môn. Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi các vết nứt đó trở thành những ổ viêm hay áp xe.
Các rối loạn về tiêu hóa ví dụ như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, ruột, đại tràng như bệnh đại tràng, kém hấp thu,… có thể xảy ra do tình trạng táo bón nặng gây nên.
Đặc biệt khi trẻ cố rặn hay căng thẳng khi không thể đi ngoài được sẽ dẫn đến trẻ bị trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Đây là bệnh gây đau, ngứa, thậm chí có thể gây chảy máu.
Trẻ bị táo bón có các dấu hiệu rất rõ ràng, ba mẹ cần lưu ý tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
4. Táo bón gây ảnh hưởng nguy hại tới trẻ như thế nào?
Các chất độc như phenol, ammonia, indol … trong phân được tạo ra do trong quá trình thức ăn được tiêu hóa và bị phân hủy bởi các vi khuẩn yếm khí lên cơ thể trẻ. Một khi bị tích tụ lâu trong ruột, các chất này được hấp thu vào máu rồi lan truyền khắp cơ thể dẫn đến tình trạng bị tắc ruột, nhiễm độc mãn tính, cơ thể trẻ bị đầu độc.
Không chỉ thế, phân trong ruột và các chất độc khi nhiễm vào máu còn gây nên tình trạng ức chế thần kinh làm ảnh hưởng tới trạng thái tinh thần của trẻ khiến trẻ lúc nào cũng cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Nhiễm độc mãn tính còn làm cho nước da bé trở nên xanh xao, môi tím tái, móng tay lợt, khiến trẻ phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ.
Nguy hiểm nhất là táo bón lâu ngày nặng hơn có thể gây nên ung thư hậu môn – trực tràng. Phân ở trẻ táo bón thường có đậm độ độc tố và chất gây ung thư như deoxycholic acid, lithocholic acid và các phức hợp nitroso (NOCs) nhiều hơn so với phân của trẻ bình thường do tính chất khô và cứng. Hơn nữa phân bị tồn đọng lâu trong trực tràng làm tăng thời gian tiếp xúc với niêm mạc của trực tràng nên dễ gây UNG THƯ HẬU MÔN – TRỰC TRÀNG.
5. Giải pháp từ Norikid Plus
Đừng để đến khi con Táo bón quá nặng rồi cha mẹ mới tìm cách chữa trị cho con để tránh hậu quả nặng nề sau này.
Nếu con bạn bị táo bón các mẹ hãy cho bé dùng ngay NORIKID PLUS. Với hàm lượng chất xơ Inulin cao, Norikid Plus giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn. Ngoài ra, Norikid Plus còn được bổ sung thêm Cao men bia, Yến sào giàu axit amin, thơm ngon, kích thích sự thèm ăn của trẻ. Với Norikid Plus, trẻ không chỉ ăn ngon, hết táo bón mà còn phát triển toàn diện chiều cao, trí tuệ nhờ thành phần Canxi được chiết xuất từ tảo biển đỏ, D3, Vitamin A và K2.